Chạy xe côn tay cần nhiều kĩ năng và thời gian, nhưng cũng không quá khó để thuần thục. Chỉ cần nhớ một vài nguyên tắc như “côn ra, ga vào”, hay lưu ý khi lên số ứng với tốc độ và luyện tập tích cực, rồi người dùng sẽ bị nó mê hoặc từ lúc nào không hay
Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Đa số các dòng xe phân khối lớn đều sử dụng côn tay. Dòng xe côn tay ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm do thiết kế đầy chất thể thao cùng với một động cơ mạnh mẽ và những thử thách trong việc chinh phục đã giúp tạo ra thú vui cho người sử dụng.
Chính vì những đặc điểm khác thường của nó so với những dòng xe gắn máy thông thường nên cách chạy xe côn tay cũng khác hẳn, vì vậy khi nghĩ đến việc mua một chiếc xe tay côn mạnh mẽ bạn đừng bỏ qua cách để chạy cũng như những lưu ý khi vận hành dòng chiếc xe đầy chất thể thao này để có thể cân nhắc và ra quyết định tốt nhất cho mình.
1. Cách chạy xe côn tay
Để có thể chinh phục dòng xe khó nhằn này thì bạn cần phải nắm vững hai nguyên tắc chính:
Hướng dẫn chạy xe côn tay (xe máy)
- Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ:
Khi bóp côn để chuyển số bạn nên làm nhanh và dứt khoát nhưng khi bạn nhả côn thì cần phải từ từ. Việc này giúp xe không bị giật, bị bốc đầu hoặc chết máy. Bạn nên nhớ “Côn ra thì ga vào” (khi tay trái nhả côn TỪ TỪ thì tay phải ĐỒNG THỜI mở tay ga.)
- Nguyên tắc 2: Bạn nên chạy xe với vận tốc phù hợp với số, cụ thể là:
+ 0 – 10 km/h đi số 1.
+ 10 – 30 km/h đi số 2.
+ 30 – 50 km/h đi số 3.
+ 50 – 80 km/h đi số 4.
+ Trên 80 km/h đi số 5 hoặc số 6
Chinh phục thử thách càng khó thì bạn sẽ càng tăng sự thích thú. Và chạy xe côn tay thành thục chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm giác thú vị mà bạn không thể có khi chạy những dòng xe khác như khi có cảm giác cắt côn, leo dốc, đổ đèo,…
2. Những kinh nghiệm vận hành xe tay côn thành thục
+ Khi chạy xe trên đường phố đông đúc, người tập lái xe côn tay mới thường hay để xe bị chết máy vì phối hợp côn – ga không đều. Bạn hãy nhớ rằng, để chuyển số, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa tay phải bóp côn hết vào. Bóp hết tay côn vào giúp bạn tránh các khó khăn khi phải sang số. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác “nhả côn lên ga ” (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không nhanh bị mài mòn, đông cơ mới khoẻ, tránh bị ì. Nếu bạn áp dụng thật thuần thục nguyên tắc 1 thì bạn có thể yên tâm dạo phố cùng xe côn tay.
+ Để đỡ mỏi tay côn: Các chuyên gia cho rằng khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn và nắm chặt tay lái xe. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn và bạn cũng sẽ rất mỏi tay
+ Để xe không bị ì: Trong quá trình chạy, bạn hãy đảm bảo nguyên tắc 2. Nếu xe chưa đủ tốc độ mà bạn đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn (chạy ép số). Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn mà vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bốc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số. Bạn hãy lưu ý vận tốc và số cho phù hợp để xe chạy êm ái nhất.
Thực ra, để cầm côn và chạy một chiếc xe thuộc dòng này không quá khó nhưng để có thể thuần thục và điêu luyện thì bạn cần phải có sự luyện tập chuyên cần và rồi bạn sẽ cảm thấy thích thú và sẽ hiểu được vì sao lại có nhiều người yêu mến dòng xe này đến vậy!
CÁC LƯU Ý KHI CHẠY XE CÔN TAY
1. Cách khởi động
Theo kinh nghiệm của những người chạy xe lâu năm, xe để nguội chừng vài ba giờ thì lượng nhớt trong máy đều chảy xuống phía dưới bình chứa. Do đó, khi khởi động động cơ, cần để máy ở chế độ ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn. Mục đích của việc làm này là để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn.
Một kinh nghiệm nữa về ga-răng-ti là nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, gió ít (đóng ốc gió) thì xăng vào nhiều hơn.
Trước khi vào số nên nẹt pô (vê ga) vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hòa khí. Nhiên liệu dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.
2. Tập ra côn
Người mới chạy có tâm lý sợ chết máy nên kéo ga ngay khi mới ra côn. Hành động này khiến động cơ gầm lên mà xe không thể di chuyển do côn chưa ra đủ khoảng cách cần thiết.
Để luyện tập, chọn nơi rộng rãi, bằng phẳng và cách xa đường công cộng. Vào số 1, tay trái bắt đầu thả côn và không kéo ga. Thả thật chậm rãi cho tới khi xe bắt đầu lăn bánh chậm chậm. Ghi nhớ khoảng côn này và tập luyện lại những lần sau, đẩy nhanh tốc độ ra côn nhưng không thả hết mà giữ cữ như ban đầu. Sau nhiều lần tập, người lái sẽ biết nhả côn ở đoạn nào thì xe chuyển động, từ đó điều chỉnh tay ga theo cho phù hợp.
Bước luyện tập này thực sự quan trọng khi phải khởi động ở ngang dốc. Nếu thả côn quá vội sẽ chết máy, nếu chưa thả đủ côn đã ga thì xe không chạy và trôi dốc nếu không phanh.
3. Điều chỉnh cấp số phù hợp với tốc độ
Khi chạy với vận tốc nào thì bạn nên đi với cấp số đó, xe đi với vận tốc càng chậm thì đi với số càng nhỏ và ngược lại
Nên chạy xe với vận tốc phù hợp với số, cụ thể là: 0 – 10 km/h đi số 1; 10 – 30 km/h đi số 2; 30 – 50 km/h đi số 3; 50 – 80 km/h đi số 4; Cao hơn thì sử dụng số 5 và số 6 tùy mẫu xe.
Một điều cần nhớ về cấu trúc của hộp số xe côn tay, đa số các mẫu xe đều sử dụng số 1 khi nhấn về phía trước, các cấp số còn lại thì móc ngược về sau.
4. Không cắt côn thả dốc
Nhiều người chạy xe côn tay có quan niệm cắt côn thả dốc để lợi dụng quán tính, tiết kiệm xăng, nhưng đó là cách hiểu sai lầm. Khi cắt côn sẽ có thể trôi nhanh hơn vì không còn phanh hãm động cơ, nhưng chính vì thế khiến xe mất độ bám đường, phanh giảm tác dụng và gây nguy hiểm nếu đường quanh co phải cua nhiều.
Chỉ sử dụng côn để chuyển số và điều côn khi chạy số thấp, tốc độ chậm. Cắt côn thả dốc là đùa giỡn với tính mạng.
5. Khởi động ở N, dừng xe về N
Một số người khi chạy xe côn tay đến nơi dừng thường để số 1 thậm chí 2, 3 và thả tay côn cho xe tự tắt máy hoặc vặn chìa khóa tắt máy. Cách chạy xe này nguy hiểm bởi nếu một người khác chưa thuần thục leo lên xe sau đó sẽ khó làm chủ tình hình.
Tương tự vậy khi khởi động xe, hãy luôn ở N rồi vào 1, không để ở 1, 2 và nổ máy, một phút lơ là mất kiểm soát tay côn, ga có thể khiến mọi thứ phức tạp. Về N, nổ máy, chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng rồi mới vào 1 để khởi hành.
6. Số 1-0-2
Quy tắc của hộp số móc khi chạy xe côn tay là đạp vào 1, móc lên 2 nhưng có khoảng lửng là số 0. Khi đang ở 1, móc một nửa lực cần số để về 0, móc mạnh sẽ lên 2. Ngược lại khi đang ở 2, đạp về nửa lực sẽ xuống 0, đạp mạnh xuống
Chúc các bạn lái xe an toàn!